Những điều bạn chưa biết về cấu tạo ván gỗ MDF chống ẩm

Trong ngành thiết kế tủ bếp nói riêng và thiết kế nội thất nói chung, gỗ MDF được ứng dụng vô cùng rộng rãi. Hiện nay, có rất nhiều phòng bếp gia đình Việt sử dụng tủ bếp làm từ gỗ MDF chống ẩm. Được xem là một dòng nguyên liệu ra đời nhằm mục đích thay thế cho gỗ tự nhiên khi mà gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm dần. Gỗ MDF được ứng dụng nhiều trong ngành sản xuất nội thất nhưng không phải ai cũng hiểu hết về nó. Vậy nên sau đây chúng ta cùng tìm hiểu gỗ MDF là gì? Có cấu tạo ra sao nhé!

1. Khái niệm ván gỗ MDF chống ẩm:

Thuật ngữ MDF là viết tắt của chữ Medium density fiberboard, có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Nhưng trong thực tế, MDF là tên gọi chung cho cả ba loại sản phẩm ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình (medium density) và độ nén chặt cao (hardboard). Để phân biệt ba loại này, người ta dựa vào thông số cơ vật lý, các thông số về độ dày và cách xử lý bề mặt của tấm ván.

2. Ván gỗ MDF chống ẩm được sản xuất như thế nào?

Khi nhắc đến quy trình sản xuất ván gỗ MDF, sẽ có hai kiểu quy trình sản xuất để làm ra ván MDF đó là quy trình sản xuất khô và quy trình sản xuất ướt.

– Quy trình khô:

Trong quy trình này thì keo và phụ gia được phun trộn vào bột gỗ khô trong máy trộn và sấy sơ bộ. Bột sợi đã áo keo sẽ được trải ra bằng máy rải -cào thành 2-3 tầng tùy theo khổ, cỡ dày của ván đính sản xuất. Các tầng này được chuyển qua máy ép có gia nhiệt. Máy ép thực hiện ép nhiều lần ( 2 lần). Lần 1 ( ép sơ bộ) cho lớp trên, lớp thứ 2 , lớp thứ 3 Lần ép 2 là ép tiếp cả ba lớp lại. Chế độ nhiệt được thiết lập để sao cho đuổi hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ. Sau khi ép, ván được xuất ra, cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại.

– Quy trình ướt:

Với quy trình sản xuất ướt thì bột gỗ được phun nước làm ướt để kết vón thành dạng vẩy (mat formation). Chúng được cào rải ngay sau đó và được đưa lên mâm ép. Ép nhiệt một lần đến độ dày sơ bộ. Tấm ván MDF được đưa qua cán hơi ở nhiệt cao như bên làm giấy để nén chặt hai mặt và rút nước dư ra.

 

3. Ván gỗ MDF chống ẩm có tốt không?

– Ưu điểm:

+ Không bị cong vênh, co ngót hay mối mọt như gỗ tự nhiên. Bề bặt phẳng nhẵn, dễ dàng sơn lên bề mặt hoặc dán các chất liệu khác lên trên như veneer, laminate, melamine.
+ Có số lượng nhiều và đồng đều.
+ Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên.
+ Thời gian thi công nhanh.

– Nhược điểm:

+ Với loại MDF thông thường thì khả năng chịu nước kém hơn. Còn loại MDF lõi xanh có độ chống ẩm tôt hơn.
+ MDF chỉ có độ cứng không có độ dẻo dai và làm khắc trổ như gỗ tự nhiên.
+ Độ dày của gỗ MDF cũng có giới hạn, nếu làm nhữ đồ vật có độ dày cao thì cần phải ghép nhiều tấm gỗ lại.

 

Image result for Cấu tạo của ván gỗ MDF chống ẩm

 

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *